Cụm nấm khổng lồ nhất hành tinh mới được công bố

0
1666

Cụm nấm khổng lồ ở Michigan lan trên diện tích hàng trăm ha, ước tính nặng khoảng 440 tấn trở thành sinh vật lớn nhất trên hành tinh hiện nay.

Theo chuyện lạ, khoảng 25 năm trước, các nhà nghiên cứu phát hiện ra loại nấm Armillaria gallica gần Crystal Falls, Michigan, trải rộng trên một diện tích lên tới 36 ha và khoảng 1.500 tuổi. Đó cũng là sinh vật lớn nhất vào thời điểm bây giờ.

Tuy nhiên mới đây, James Anderson, một nhà sinh vật học tại Đại học Toronto và cũng là một trong những người phát hiện cây nấm gốc đã quay trở lại địa điểm cũ và thu về 245 mẫu vật từ loại nấm này và kiểm tra bộ gen của nó.

Cụm nấm khổng lồ

Ông Anderson và các cộng sự của mình sau đó xác nhận rằng cụm nấm Armillaria gallica có tuổi đời vào khoảng 2.500 năm thay vì 1.500 tuổi, lan rộng trên một diện tích hàng trăm ha nặng gấp 4 lần so với ước tính ban đầu, vào khoảng 440 tấn.

Theo ông Anderson, sở dĩ Armillaria gallica có trọng lượng lớn đến vậy là bởi khối nấm khổng lồ này gần như nằm toàn bộ dưới lòng đất.

Các nhà nghiên cứu có thể xác định vị trí cây nấm do nó không chỉ mọc ra những cây nấm mà còn phát triển những sợi nấm dạng rễ dày như dây thừng bò dưới lòng đất nhằm tìm những thân cây để ký sinh. Các sợi này có thể lan rộng tới vài ha để tìm kiếm nguồn dinh dưỡng.

Bất kỳ khu rừng nào mọc liên tục theo thời gian cũng có thể trở thành nơi sinh sống cho cá thể nấm Armillaria lớn và lâu đời. Trên thực tế, có ít nhất hai cá thể khác có quan hệ với cây nấm Armillaria gốc.

Để đánh giá lại kích thước của A. gallica, nhóm nghiên cứu lấy 245 mẫu vật và nối với hệ tọa độ địa lý. Từ đó, họ có thể lập bản đồ phản ánh chính xác độ lớn của cây nấm. Kết quả cho thấy cây nấm lây lan rất nhanh, nhưng tốc độ đột biến cực thấp.

Các kết quả xét nghiệm gen cũng cho thấy loài nấm này lan rất nhanh, nhưng tỷ lệ đột biến của nó lại rất chậm.

Armillaria sinh tồn thành công bởi nó có thể sống như thực vật hoại sinh trên vật hữu cơ đã chết hoặc đang phân hủy hoặc như ký sinh hoại dưỡng giết chết mô cây chủ và xâm chiếm cây. Cả hai cách đều cho phép chúng mọc khắp khu vực rộng lớn. Để đánh giá lại kích thước của A. gallica, nhóm nghiên cứu lấy 245 mẫu vật và nối với hệ tọa độ địa lý. Từ đó họ có thể lập bản đồ phản ánh chính xác độ lớn của cây nấm.

Theo xemmenh, họ cũng kiểm tra mẫu vật thay đổi như thế nào sau hơn ba thập kỷ, xem xét những đột biến xảy ra theo thời gian. Kết quả cho thấy cây nấm lây lan như bệnh ung thư, nhưng với tốc độ đột biến cực thấp. Vì vậy, các nhà nghiên cứu cho rằng nó có thể giúp họ hiểu rõ hơn sự phát triển của bệnh ung thư.

Xem thêm: Thịt giật mang lại cho bạn điềm báo gì trong cuộc sống?