Bí ẩn hiện tượng bóng đè và giấc mơ của con người

0
1364

Hiện tượng bóng đè là từ mà dân gian dùng để chỉ một người nào đó trong khi ngủ bỗng nhiên cảm nhận rất rõ ràng là có ai đang đè chặt vào một bộ phận nào đó trên cơ thể mình khiến người nằm ngủ bị sợ hãi.

Nhiều người tin rằng “bóng đè” là do “người âm” hoặc “thần thánh” gây ra, hoặc do người bị “yếu bóng vía”. Từ đó dẫn đến tình trạng dán bùa đeo ngải, uống nước thải tàn nhang để mong “trục xuất” bóng ra… Vậy thực hư của hiện tượng chuyện lạ này là gì?

Giải mã bí ẩn hiện tượng bóng đè

“Bóng đè” đã được nhắc đến từ vài nghìn năm trước. Nhưng thời đó người ta tin rằng “bóng đè” là hiện tượng siêu nhiên, huyền bí, do thần thánh hoặc ma quỷ gây ra. Khi y học phát triển và hiện tượng “bóng đè” lần lượt được các nhà tâm thần học giải mã, các khảo sát về hoạt động của hệ thần kinh đã đi đến kết luận rằng “bóng đè” là hệ quả của sự rối loạn giấc ngủ mà nguyên nhân là khả năng điều tiết vòng tuần hoàn “thức – ngủ” của não bộ bị đứt quãng.

hiện tượng bóng đè

Ở một người bình thường, giấc ngủ diễn ra theo từng chu kỳ, mỗi chu kỳ kéo dài từ 90-110 phút, được chia thành 2 giai đoạn là giai đoạn đầu và giai đoạn sau của giấc ngủ. Giai đoạn đầu của giấc ngủ kéo dài khoảng 70-90 phút được chia thành bốn trạng thái: Trạng thái một kéo dài 5-10 phút, lúc đó thường chỉ lơ mơ và rất dễ tỉnh giấc. Trạng thái hai kéo dài khoảng 10 phút, gọi là giai đoạn “ngủ nhẹ”. Trạng thái ba gọi là “tiền ngủ sâu”, nhịp thở và nhịp tim xuống đến mức thấp nhất rồi rất nhanh chóng người ta rơi vào trạng thái bốn.

Trạng thái bốn gọi là “ngủ sâu”, thở đều, tư thế nằm hầu như không thay đổi. Lúc này, nếu bị đánh thức đột ngột, người ta không điều chỉnh được cơ thể ngay lập tức mà thường cảm thấy mất thăng bằng, mất phương hướng trong vài chục giây.

Sau khi đi vào “giai đoạn đầu” của giấc ngủ, con người rơi vào “giai đoạn sau” của giấc ngủ rồi họ tỉnh nhưng vẫn ở trong trạng thái lơ mơ. Liền ngay sau đó, chu kỳ giấc ngủ lại được lặp lại. Đây chính là lúc xảy ra hiện tượng “bóng đè” hoặc “ác mộng”.

Hiện tượng bóng đè thường chia ra 3 nhóm

Một là “ảo giác đột nhập”. Người bị “bóng đè” dạng này thường thấy có người lạ vào phòng mình, đi lại xung quanh hoặc ngồi ngay lên giường ngủ. Cảm giác sợ hãi khiến cơ thể họ tê cứng, khó thở, lúc tỉnh dậy mình mẩy mỏi nhừ – là hậu quả của những cơn co cơ .

Dạng “bóng đè” thứ hai là “ảo giác thăng bằng”, có liên quan đến chứng rối loạn tiền đình. Người bị “bóng đè” dạng này thường thấy mình bị rơi xuống vực sâu, hoặc ngã từ trên những tòa nhà cao tầng xuống đất.

Dạng “bóng đè” thứ ba và cũng là dạng phổ biến nhất, ngành Tâm thần học gọi là “ảo giác thực thể”, phần lớn xuất hiện vào khoảng gần cuối giấc ngủ. Những người này bị “bóng đè” ở vùng ngực, bụng khiến họ như tê dại, không thở được.

Hiện tượng bóng đè là rối loạn giấc ngủ hay chấn thương tâm lý

Cho đến nay theo xemmenh, Y học chưa hề ghi nhận có ai chết vì “bóng đè”, nhưng tất cả những người đã từng bị “bóng đè” đều cảm thấy rùng mình sợ hãi mỗi khi nhớ lại những cảm giác mà mình đã trải qua. Bên cạnh nguyên nhân rối loạn vòng tuần hoàn “ngủ – thức”, “bóng đè” còn là triệu chứng chung của một số bệnh tâm thần, đặc biệt là những trường hợp tâm thần sau chấn thương tâm lý hoặc người mắc chứng tâm thần hoảng loạn, hoặc trầm cảm, lo âu, căng thẳng, bế tắc trong cuộc sống. Ngay cả chất lượng giấc ngủ cũng có tác động không nhỏ đến hiện tượng “bóng đè”.

Như vậy, chúng ta thấy rằng, “bóng đè” không phải là một bệnh, lại càng không liên quan đến vấn đề mê tín như nhiều người vẫn lầm tưởng. Đây thực chất là một dạng rối loạn giấc ngủ không có tổn thương thực thể. Nguyên nhân chủ yếu là căng thẳng tâm lý, lo lắng hay stress do sức ép từ công việc và những nguyên nhân tác động ngoại lai khác như các chất kích thích, rối loạn nhịp tim.