Những nghi lễ rạch mặt đầy đau đớn của các bé gái Châu Phi

0
1683

Trên thế giới hiện nay vẫn còn nhiều tập tục khiến bạn cảm thấy sợ hãi. Và ở Châu Phi, nghi lễ rạch mặt để làm đẹp vẫn còn đó.

Tại các bộ tộc ở Ethiopia, cứ đến năm 12 tuổi, các bé gái sẽ phải trải qua nghi thức “làm đẹp” đau đớn bằng cách dùng những vật dụng hết sức thô sơ như dao, dao lam, thậm chí là gai khắc lên người để tạo những vết sẹo lồi, đánh dấu giai đoạn trưởng thành. Bộ tộc này họ coi một làn da nhẵn nhụi là xấu xí, vậy nên những chuyện lạ này sẽ thường xảy ra ở những bộ tộc nhỏ lẻ như thế này.

Người ta quan niệm những chiếc sẹo lồi là biểu tượng cho cái đẹp. Vậy nên đây cũng là biểu tượng của cái đẹp thực sự và cũng là dấu hiệu cho thấy các cô gái đã trưởng thành, sẵn sàng kết hôn và sinh nở. Quan niệm này khiến các bé gái khi trưởng thành đều cảm thấy háo hức dù nó rất đau đớn.

nghi lễ rạch mặt
nghi lễ rạch mặt

Những bé gái 12 tuổi thuộc bộ lạc Surma, thung lũng Omo “được” người lớn dùng những con dao lam sắc lẹm và những chiếc gai nhọn hoắt cứ thế cứa, đâm vào da thịt để . . . làm đẹp. Một phương pháp làm đẹp rất đau đớn do bộ tộc này nghĩ ra dù đã bị cấm cản nhiều lần nhưng họ coi đây là nét đẹp văn hóa của họ nên họ không muốn bỏ nó.

Họ coi những vết sẹo lồi này chính là một bản sắc để thay đổi con người của họ. Từ thời xa xưa thì những vết sẹo trên mặt được coi như tấm bùa may mắn giúp nhiều người dân các bộ tộc tránh được các cuộc buôn bán nô lệ bởi các nhà buôn ở Châu Âu tới sẽ không mua những người có sẹo trên gương mặt.

Tại bộ lạc Otomari, khi người phụ nữ mang thai, vết sẹo được khắc trên lưng sẽ mang lại cho họ sự may mắn. Còn những người đàn ông của bộ lạc thì những vết sẹo trên mặt là biểu tượng cho sức mạnh và đem lại sự quyến rũ cho cơ thể. Những người đàn ông càng nhiều sẹo vết sẹo trên người sẽ càng có khả năng lấy được những người phụ nữ đẹp về làm vợ. Đó là lý do nhiều người đàn ông có tới hàng nghìn vết rạch trên cơ thể. Những vết sẹo này dù có đau đớn nhưng đối với họ chúng lại đem đến nhiều may mắn. Vậy nên họ không dễ dàng mà bỏ đi tập tục này.

Theo xemmenh, cho dùng chính phủ đã lên tiếng ngăn cản, xóa bỏ nhưng bộ tộc này vẫn muốn giữ lại những nét văn hóa của riêng họ vì nhiều lý do khác nhau như tôn giáo hay các suy nghĩ cực đoan đã ăn sâu vào suy nghĩ của họ từ đời này qua đời khác.