Thảm thực vật cổ ở Nam Cực biến mất do biến đổi khí hậu

0
1397

Theo một số nguồn tin cho hay, có một chuyện lạ xảy ra với thảm thực vật ở phía Đông Nam Cực đó là do biến đổi khí hậu nặng nề mà nó đã biến mất.

Quần thực vật Nam Cực là một cộng đồng riêng biệt các loài thực vật có mạch đã tiến hóa hàng triệu năm trước trên siêu lục địa Gondwana, và hiện nay được tìm thấy trong một số khu vực tách biệt của Nam bán cầu.

Tại đây không khí quá lạnh và quá khô nên gần như không thể hỗ trợ bất kỳ loài thực vật có mạch nào phát triển trong hàng triệu năm, vì thế quần thực vật của nó hiện tại chỉ bao gồm khoảng 250 loài địa y, 100 loài rêu, 25-30 rêu tản (ngành Marchantiophyta), khoảng 700 loài tảo trên đất liền hay thủy sinh. Hai loài thực vật có hoa là Deschampsia antarctica (cỏ lông Nam Cực) và Colobanthus quitensis (cỏ trân châu Nam Cực), được tìm thấy ở các phần phía bắc và phía tây của bán đảo Nam Cực.

thảm thực vật
Vào ngày 25/9 thảm thực vật ở Nam Cực bỗng nhiên biến mất khiến nhiều người khá hoang mang. Đây cũng là do thay đổi khí hậu

Phát hiện được công bố trên tạp chí Nature Climate Change vào ngày 24/9 (theo giờ địa phương) chỉ ra rằng, việc biến đổi khí hậu không chỉ gây ảnh hưởng tới đời sống con người mà còn gây nguy hiểm tới thiên nhiên.

Thực tế, màu xanh tươi mát của thảm thực vật phía Đông Nam Cực đã biến mất. Các nhà khoa học cho biết, đây là sự thay đổi tự nhiên của thảm thực vật nhằm ứng phó với sự biến đổi khí hậu hiện nay.

Trong khi Tây Nam Cực và bán đảo Nam Cực là một trong những nơi nóng nhất hành tinh thì Đông Nam Cực vẫn chưa chịu ảnh hưởng nào rõ rệt từ việc biến đổi khí hậu. Vì vậy, việc rêu phong cổ biến mất tại đây đã đặt ra một câu hỏi lớn đối với các nhà khoa học, nhất là khi đây là loại thực vật duy nhất có thể sống sót tại phía Đông Nam Cực.

Đây là nghiên cứu đầu tiên cho thấy Nam Cực đang bị ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu và suy giảm tầng ozon.

Theo xemmenh, cách đây không lâu một nhóm nghiên cứu  đã phát hiện rằng một hố băng đang tiếp tục mở rộng diện tích nằm trong thềm băng King Baudoin của bờ đông châu Nam Cực. Họ cho rằng, có thể những tầng băng ngầm bên dưới đã tan chảy, khiến lớp băng trên bề mặt bị sụt lún, hình thành một hố băng rộng như thế.

Đây được coi là một thảm thực vật đẹp nhất ở Nam Cực nhưng lại do ảnh hưởng nặng nề của khí hậu nên đã tạo lên bề mặt của lớp rêu phong xanh trên bề mặt.