Thất tịch là gì? Vì sao lại có ngày lễ Thất tịch? Lễ Thất tịch được bắt nguồn từ Trung Quốc gắn liền với câu chuyện về Ngưu Lang – Chức Nữ.
Ở một số nước Đông Á như Việt Nam và Trung Quốc thì ngày 7 tháng 7 Âm lịch được coi là ngày lễ Thất tịch, ngày ông Ngâu bà Ngâu hay ngày Ngưu Lang Chức Nữ gặp nhau. Theo phong thủy, các đôi lứa yêu nhau thường đến chùa, làm lễ và cầu mong cho tình duyên bền vững, son sắt.
Ngày lễ thất tịch là gì?
Thất tịch là gì? Thất Tịch là một lễ hội quan trọng của người Trung Quốc. Theo như tên gọi của ngày lễ này thì đây là một ngày lễ hội Trùng thất hay còn được gọi là ngày Ngưu Lang – Chức Nữ gặp nhau hàng năm. Ngày này sẽ rơi vào ngày 7 tháng 7 âm lịch. Vào ngày này thường kèm theo mưa, mưa đó được người dân gọi là mưa ngâu hay ông Ngâu bà Ngâu gặp nhau.
Ở Trung Quốc để các cô gái trẻ trưng bày các vật dụng nghệ thuật tự tạo trong ngày này và để cầu mong lấy được ông chồng tốt. Người ta tin rằng hai người yêu nhau nếu cùng ngắm sao Ngưu Lang – Chức Nữ trong đêm mùng 7 tháng 7 sẽ mãi mãi bên nhau.Ngày lễ thất tịch còn được coi là ngày lễ của các đôi tình nhân ở Châu Á, ngày đôi lứa trao cho nhau những lời yêu thương và món quà ý nghĩa.
Ý nghĩa ngày lễ Thất tịch
+ Lễ thất tịch là gì? Ở Việt Nam người ta còn gọi là ngày “ông Ngâu bà Ngâu”. Vào ngày lễ thất tịch các đôi lứa yêu nhau thường đến chùa, làm lễ và cầu mong cho chuyện tình duyên của mình luôn bền vững, son sắt và tặng những hộp quà cho nhau. Nếu trời không mưa, các đôi thường cùng nhau ngắm sao Ngưu Lang – Chức Nữ và thề hẹn. Đêm Thất tịch, chòm sao Chức Nữ sẽ sáng vô cùng. Người ta tin rằng hai người yêu nhau nếu cùng ngắm sao Ngưu Lang – Chức Nữ trong đêm mùng 7 tháng 7 sẽ mãi mãi bên nhau.
+ Khác với việc tặng hoa hồng và sô cô la, trong ngày này, ở Trung Quốc, các đôi yêu nhau thường đến Đền Bà mối để cầu nguyện. Họ mong tình yêu bền chặt và sẽ cưới được nhau. Với những ai chưa có người yêu thì cầu sẽ sớm gặp người hợp ý. Ngoài ra, những cô gái trẻ Trung Quốc còn trưng bày các vật dụng nghệ thuật tự tạo để cầu mong lấy được ông chồng tốt và người yêu thương chân thành. Một số nơi còn tổ chức nhiều sự kiện ghép đôi, xe duyên. Có đôi còn đưa nhau lên Vạn Lý Trường Thành để cùng khóa những đôi khóa tình yêu.
+ Ở Nhật Bản, người ta làm nhiều hình ảnh bằng giấy, bắn pháo hoa tại công viên Nishi-koen từ đêm hôm trước. Sau đó lễ hội tiếp tục được mở rộng ra tại nhiều vùng cho đến giữa tháng 8. Theo phong tục thì người dân xếp thành hình giấy theo 7 hình thông dụng để tặng nhau, chúc may mắn, tốt lành.
+ Ngày lễ này ở Hàn Quốc được gọi là lễ Chilseok, khoảng thời gian này cũng là khoảng thời gian cây cối ra hoa kết trái, là mùa dưa leo và bí ngô và dưa hấu nên 3 loại quả này được người dân trang hoàng nhiều trong lễ hội. Trong ngày lễ này người dân Hàn Quốc sẽ đi tắm trước để mong muốn có một sức khỏe tốt. Ngoài ra, họ còn ăn mì và bánh nướng. Chilseok được biết đến như cơ hội cuối cùng để thưởng thức đồ ăn làm từ lúa mì, sau ngày lễ Chilseok, những cơn gió lạnh sẽ làm hỏng hương vị của lúa mì.
Ngày lễ Thất tịch là ngày lễ tình yêu
Lễ thất tịch hay còn gọi là ngày lễ Valentine 14/2 của phương Tây, ngày lễ này đã trở nên quen thuộc với mọi người trên toàn thế giới. Đối với văn hóa Trung Quốc cũng, họ luôn tự hào rằng ngoài Valentine, họ còn chuẩn bị ngày lễ tình nhân của riêng mình, đó là ngày lễ Qixi vào ngày 7/7 Âm lịch hàng năm.
Qua những thông tin về ngày lễ thất tịch mà xemmenh chia sẻ dưới đây, chắc hẳn bạn đã hiểu hơn về ngày lễ thất tịch này rồi.