Khi lau dọn bàn thờ cần phải lưu ý những gì

0
1326

Theo quan niệm, lau dọn bàn thờ (còn gọi là bao sái) là công việc yêu cầu sự cẩn trọng cao và cần phải hết sức chú ý. 

Theo phong thủy, vào những ngày mùng 1, ngày Rằm hay Lễ tết, hầu hết các gia đình đều lau dọn bàn thờ sạch sẽ để thắp nén hương để bày tỏ lòng thành kính với Tổ tiên. Đặc biệt vào dịp cuối năm, nhà nào cũng tất bật dọn dẹp, trang trí nhà cửa để chuẩn bị đón một năm mới nhiều bình an. Và họ luôn tâm niệm rằng, việc lau dọn bàn thờ là quan trọng nhất, cần được làm thật kỹ càng, sạch sẽ.

Lưu ý khi lau dọn bàn thờ

Tắm rửa sạch sẽ, xin phép tổ tiên trước khi lau dọn bàn thờ

Theo tín ngưỡng dân gian lâu đời người Việt, trước khi lau dọn bàn thờ người dọn tốt nhất nên tắm rửa sạch sẽ, mặc quần áo chỉnh tề để bày tỏ lòng thành kính với tổ tiên.

Lau chùi cẩn thận, tránh làm đổ vỡ đồ thờ

Người dọn bàn thờ phải làm việc cần cẩn thận, tỉ mỉ để tránh đổ vỡ đồ thờ, vật phẩm và những đồ quý (như cây nến cổ, bình quý, bài vị… của tổ tiên để lại).

lau dọn bàn thờ

Dùng nước ấm để rửa bài vị

Các nhà tâm linh khuyên chúng ta khi lau rửa bàn thờ thì nên dùng nước ấm, không được dùng nước lạnh để lau rửa bài vị. Khi tiến hành nếu có bài bị thần Phật thì phải lau trước rồi đổ nước đi, thay nước ấm mới rồi mới để lau bài vị tổ tiên.

Tuyệt đối không lau bài vị của tổ tiên trước bài vị của thần Phật

Người xưa quan niệm như vậy là bất kính, mạo phạm với thần Phật vì thần Phật có ngôi vị cao hơn nên dễ khiến tổ tiên bị chèn ép.

Không nên di chuyển bát hương

Theo các nhà tâm linh, bàn thờ là nơi linh thiêng, ngày thường chỉ cần bao sái sạch sẽ, không nên tùy tiện động chạm di chuyển, đặc biệt là dịch chuyển bát hương là điều tối kỵ. Vì như vậy các vị sẽ khó an vị để phù hộ cho con cháu.

Cẩn thận đặt đồ thờ Phật, thần linh, gia tiên riêng rẽ kẻo lẫn lộn

Khi lau, người lau cần nhớ vị trí đồ vật của các ban thờ, để riêng mọi thứ ra. Tránh để chung, lẫn lộn khiến các thần quở trách.

Xử lý chân hương và đồ thờ cúng đúng cách

Tối kỵ rút chân hương rồi cầm bát hương đổ tro bừa bãi ra ngoài, vì người xưa quan niệm như thế sẽ bị “tán tài”. Ngoài ra, chân hương tỉa xong phải đem đốt thả xuống sông, không nên đổ lung tung.

Thời gian thích hợp nhất để lau dọn bàn thờ là 2-3 tháng 1 lần

Không nên lau dọn quá thường xuyên vì khu vực đặt bát hương rất cần tụ khí, nếu động chạm liên tục thì theo tâm linh cũng không tốt.

Những kiêng kỵ khi thực hiện

Di chuyển bát chân hương tùy tiện

Người xưa còn quan niệm, nếu di chuyển bát hương quá nhiều sẽ dễ chuyển sang hướng xấu, gây xui xẻo cho gia chủ. Điều này có nghĩa là lòng thành của bạn sẽ không được thần linh chứng giám, gây những điều thiếu may mắn và ảnh hưởng đến vận mệnh của gia chủ. Vì vậy, khi lau dọn bàn thờ chúng ta chỉ nên lau bát hương sạch sẽ, không nên tự ý động chạm hoặc di chuyển nếu có di chuyển phải làm đúng theo thông tin trên.

Tỉa và đổ chân hương sai cách

Khi hương đầy, người ta thường tỉa và đổ bớt chân hương. Việc này không đơn giản như các bạn vẫn nghĩ đâu nhé. Nếu tỉa hương sai cách sẽ khiến tài lộc tiêu tán.

Cách đúng nhất khi tỉa chân hương là tuyệt đối không được lấy ra hết mà phải để lại 3, 5 hoặc 7 chân. Đặc biệt, không được vứt chân hương bừa bãi vì người xưa quan niệm như thế sẽ bị “tán tài”. Chân hương tỉa ra thường đốt và tất cả tro được thả xuống sông, hồ hoặc hòa nước bón cây, không nên đổ lung tung. mà mang đi đốt thành tro rồi thả xuống sông, hồ. Bên cạnh đó, tuyệt đối không được bỏ chân hương ở những nơi bẩn thỉu, làm vậy sẽ phạm phải điều xấu.

Dùng nước lạnh để rửa bài vị

Các nhà tâm linh khuyên chúng ta khi lau rửa bàn thờ thì nên dùng nước ấm, không được dùng nước lạnh để lau rửa bài vị. Khi tiến hành nếu có bài bị thần Phật thì phải lau trước rồi đổ nước đi, thay nước ấm mới rồi mới để lau bài vị tổ tiên. Tuyệt đối không lau bài vị tổ tiên trước thần Phật, đây là điều bất kính, mạo phạm đến thần Phật (ở ngôi vị cao hơn tổ tiên).

Việc lau dọn bàn thờ vẫn luôn rất quan trọng nên không thể tùy tiện và vội vàng làm cho xong chuyện được. Khi thực hiện nên cẩn thận và chú ý đến từng chi tiết cũng là cách để thể hiện lòng thành kính với tổ tiên.

Sắp xếp đồ thờ Phật, thần linh, gia tiên không đúng vị trí

Theo xemmenh, trước khi mang những đồ thờ xuống cọ rửa, các chị hãy nhớ thật kỹ vị trí để sau đó sắp xếp lại cho đúng nhé. Việc để các đồ thờ cúng sai vị trí sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tài lộc của gia chủ.

Tốt hơn là với tro, bát hương cũ, đồ thờ cúng khi muốn thay thế đồ mới thì phải thả ra đồ cũ sông hồ cho mát hoặc những nơi sạch sẽ hoặc hoá những đồ vật đó. Với bàn thờ cũ, cây nến, cây hương tiện bằng gỗ sơn son thiếp vàng cổ nên hóa đi, chứ không nên để nguyên vứt linh tinh, vừa “phạm”, vừa ô nhiễm môi trường.

Không làm đổ vỡ đồ thờ: Đồ thờ cúng trên bàn thờ là những vật linh thiêng, thể hiện sự trang trọng tôn kính với người thân và tổ tiên đã khuất, nên theo quan niệm dân gian, nếu không cẩn thận làm đổ vỡ thì gia chủ sẽ gặp chuyện không may vì thiếu đi sự tôn trọng với người đã khuất.

Xem thêm: Thịt giật mang lại cho bạn điềm báo gì trong cuộc sống?