Đám mây phát sáng có thể được tạo nên từ sao băng

0
1474

Có nhiều chuyện lạ xảy ra ví dụ như bạn nhìn thấy đám mây phát sáng mà không biết tại sao. Đây được coi là một loại mây xuất hiện trong khí quyển của trái đất.

Theo đó, khói từ những trận sao băng có thể là nguyên nhân tạo nên những đám mây phát sáng trên tầng thượng quyển của trái đất.

Mây dạ quang là loại mây phát sáng vào ban đêm xuất hiện ở độ cao từ khoảng 76 tới 85 km trở lên ở phía trên hai địa cực vào những tháng mùa hè. Khác với những đám mây trắng gần bề mặt trái đất, mây dạ quang có màu xanh dương sáng do chúng chứa những tinh thể nhỏ xíu.

Đám mây phát sáng
Đám mây phát sáng

Là một dạng mây hiếm, mây dạ quang được tạo nên bởi các tinh thể nước đá cách mặt đất từ 76 tới 85km. Chúng chỉ hiện rõ sau khi mặt trời vừa lặn hoặc ngay trước khi mặt trời vừa mọc. Do ở vị trí rất cao, mây dạ quang vẫn nhận ánh sáng mặt trời theo hướng từ dưới lên trong lúc bóng tối bao phủ những đám mây thấp hơn. Con người thường dễ thấy mây dạ quang nhất vào cuối mùa xuân hoặc đầu mùa hè. Các phi hành gia trên ISS thường thấy chúng phía trên Canada, Bắc Âu và châu Á vào mùa hè. Tần suất xuất hiện của mây dạ quang ở bán cầu bắc cao hơn so với bán cầu nam.

Mặc dù số lượng mây phát sáng tăng dần trong vài thập kỷ gần đây, song tần suất hiện diện của chúng lại tăng và giảm theo chu kỳ hoạt động 11 năm của mặt trời. Chúng tăng mạnh khi mặt trời ở trong giai đoạn “hiền lành”, nghĩa là thổi ra ít tia cực tím. Tia cực tím có thể hủy diệt nước – thứ rất cần thiết đối với quá trình tạo mây – và duy trì nhiệt độ ở mức cao khiến các hạt băng không thể hình thành.

Theo đó, một bức ảnh được 1 nhóm nghiên cứu chụp trong 5 năm qua để tìm hiểu thành phần hóa học của những tinh thể băng từ những đám mây dạ quang. Nhóm chuyên gia phát hiện khói sao băng chiếm tới 3% khối lượng của mỗi hạt tinh thể. Số lượng mây dạ quang và tần suất hiện diện của chúng trên bầu trời tăng rõ rệt trong những năm qua.

Tầng trên của khí quyển địa cầu đang thay đổi theo những cách mà chúng ta không thể hiểu đầy đủ. Mây dạ quang chẳng những xuất hiện nhiều hơn mà độ sáng của chúng cũng tăng và chúng cũng xuất hiện gần xích đạo hơn. Các nhà nghiên cứu cho biết có thể là do khí metan gây lên.

Các nguồn phát thải khí metan bao gồm gia súc, con người, rác, nhà máy tinh chế nhiên liệu. Metan không chỉ là khí gây hiệu ứng nhà kính, mà còn làm tăng lượng hơi nước trong khí quyển khi nó bay tới đỉnh của tầng ozone – nằm cách bề mặt địa cầu khoảng 100 km.

Theo xemmenh, do tác động của metan, lượng hơi nước trong khí quyển đã tăng 15% trong vòng 30 năm qua, còn độ sáng của mây tăng từ 20 tới 30%, tần suất xuất hiện tăng 5 lần.